Gỗ cứng 24/02/2020

Nhóm gỗ được NGÀN XƯA chọn làm vật liệu tạo tác đồ vật phục vụ trong đời sống và tín ngưỡng

Gỗ cứng có đặc tính ổn định, khó mục nát, ít biến dạng, thớ gỗ mịn và đặc, sau khi gia công sử lý bề mặt của vân gỗ rất sống động mỹ quan, sáng bóng, màu sắc trang nhã… tiêu biểu: Gỗ Giáng hương, gỗ Sưa, gỗ Trắc, gỗ Gụ, gỗ Cẩm, gỗ Mun, gỗ Lim…

Gỗ tốt nên sinh trưởng chậm, tính hàng vài trăm năm, có những loại gỗ hàng trăm năm mới mọc được vài chục cm tiêu biểu như gỗ Giáng Hương (nên mới có câu tấc Giáng Hương là tâc Vàng) do đặc tính trên từ ngàn xưa đã được khai thác sử dụng trong đời sống (đa phần cho tầng lớp quyền quý) đến nay trở nên QUÝ và HIẾM, Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nên từng được coi là TRUNG TÂM của nhiều loại gỗ QUÝ, do không được bảo vệ và trước thực trạng khai thác tràn làn dẫn đến nguồn gỗ CẠN KIỆT.

Gỗ Giáng Hương có trọng lượng riêng nặng nhất trong các loại nhóm gỗ cứng (chìm khi thả vào nước) đặc tính gỗ ổn định, gọt đục dễ, màu sẫm (từ đen tím đến đỏ tím, thậm trí có màu đen như sơn) vân thớ mịn và ngay ngắn, một số đường vân uốn lượn như lông bò, thoắt ẩn thoắt hiện, một số vân lấp lánh như sao trên trời, lại có màu lấp lánh như kim loại, lại mịn màng trơn bóng như lụa nên có vẻ đẹp trầm lặng cổ xưa. Gỗ Giáng Hương có vẻ đẹp tự nhiên khi hoàn thiện bề mặt người chế tác chỉ cần làm nhẵn và sử dụng sáp nóng phủ để lộ lớp vân quý hiếm đủ để sản phẩm tồn tại trong nhân thế hàng ngàn năm.

Gỗ Sưa (bên Tàu còn gọi là Hoàng Hoa Huê, thường có 2 loại Sưa Vàng & Sưa Đỏ) hơn 10 năm trước gỗ Sưa được giới buôn gỗ Việt Nam lùng sục và đẩy giá lên cao chót vót bởi thời điểm đăng cai thế vận hội Bắc Kinh 2008, Trung Quốc cần 1 lượng gỗ Sưa để trùng tu các khu di tích, một phần phục vụ cho việc chế tác đồ gỗ cao cấp cho giới nhà giàu mới phất.

Gỗ Sưa được coi là gỗ thượng hạng là vật liệu hàng đầu cho tầng lớp thượng lưu và đỉnh cao chế tác nội thât gỗ thời Minh – Thanh, so với Giáng Hương thì gỗ Sưa nhẹ, đặc tính ổn định, ít biến dạng, sau khi làm mịn sờ vào cảm giác trơn như Ngọc, vân gỗ rõ ràng xoáy theo vòng, đường vân gỗ tinh tế sống động do đó rất dễ áp dụng trong việc tạo hình. Gỗ Sưa khi mài nhẵn có ánh phát ra như hổ phách làm mê mẩn người xem, vân gỗ lúc rung rinh như sóng nước, lúc ẩn hiện như mây khi chế tác (cắt) có mùi thơm thoang thoảng, đồ gỗ Sưa càng dùng màu sắc càng tươi sáng rất sang trọng. Mùn (mạt) cưa từ gỗ Sưa ngâm nước – lấy nước uống có công dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, thậm trí sử dụng mùn (mạt) dùng làm đệm gối có thể giãn gân cốt hoạt huyết (tại TP Nam Định từng có người sở hữu 1 sập – mặt sập gồm 3 mảnh gỗ Sưa ghép lại và nói rằng ngủ trưa trên sập này như đi vào cõi mộng…) là loại sinh trưởng dễ nhưng khó chế tác nếu tay nghề của thợ non và thẩm mĩ kém (bởi vân xoáy không đều) cần hàng trăm năm mới có được “lõi” để chế tác đồ…

Vẻ đẹp quý phái của gỗ Trắc: có đặc tính cứng, trọng lượng riêng nặng (chìm trong nước) là loại gỗ được mệnh danh KHÔNG THỂ MỤC NÁT (màu cam, nâu, đỏ nhạt, nâu nhạt, nâu đỏ, đỏ tím, nâu tím, cá biệt có những cây gỗ Trắc có màu vàng hoa văn giống gỗ Sưa…) đường vân gỗ thẳng nổi khá rõ, sau khi hoàn thiện kĩ bề mặt sờ vào mặt gỗ có cảm giác mát lạnh, bề mặt cứng, vân ẩn hiện nên có cảm giác như đá, càng lau màn gỗ càng đen – vân chìm và nền đen nổi lên óng ả đến khó tả, Giáng Hương gần như tuyệt chủng, gỗ Sưa (nhất là Sưa đỏ) không còn, thành ra thực tại gỗ Trắc được coi là VUA của các loại gỗ cứng tại Việt Nam (mua tính bằng kg, giá có thể theo kích thước bề rộng, bề dày, chiều dài của gỗ – càng to, càng dài, càng dày thì càng giá trị) rất nhiều những bộ sofa (nan sọc) được sản xuất cách đây 30 năm có rất nhiều bộ gỗ Trắc, dân ve chai sục sạo ngày ngày ra rả “ai bán đồ gỗ cũ đê…” mừng rú và nhiều tay trúng mánh đổi đời khi mua được bộ đồ gỗ Trắc với giá rẻ như bèo và sang tay bạc tỷ…

Gỗ Mun hay còn gọi là gỗ âm trầm (gỗ than hóa bởi có màu đen óng như than đá) gỗ Mun là loài gỗ đặc biệt được tạo ra từ sự thay đổi của trái đất, có nhiều loài cây có đặc tính tỏa hương và diệt khuẩn (cây trinh nam, cây hồng xuân, cây long não…) trải qua thời gian được ngâm sâu dưới các lòng sông trong điều kiện tự nhiên và trải qua quá trình than hóa trong mấy ngàn năm hoặc thậm trí lên đến mấy chục ngàn năm biến thành gỗ Mun. Đặc tính thớ gỗ mịn, độ cứng hơn cả sừng trâu (hay còn được gọi là Mun Sừng) do đó không thể bị mối mọt, không mục nát, còn được gọi là “gỗ Kim Cương”. Dưới tạo hóa của thiên nhiên gỗ Mun trở nên muôn màu muôn vẻ có màu đen bóng, có màu nâu xám như mây, đỏ như đá hoa cương hoặc rực rỡ như cẩn vàng – biến ảo khuôn lường vì thế trong dân gian còn được gọi là “thần gỗ phương Đông” được coi là nhóm gỗ thượng hạng không thể tái sinh (những trận lũ lớn may ra mới phát lộ) được chế tác thành các món đồ được được tầng lớp quý tộc coi là vật báu gia truyền có thể xua ma đuổi tà và tích trữ phúc đức…

Cũng như nhiều nguồn nguyên liệu quý giá khác xứ Việt trong nhiều năm qua triệt để khai thác đem bán cho nước ngoài, tư tưởng thích khoa trương – nên rất nhiều nhóm gỗ trên được giao cho thợ chế tác vụng về làm mất hẳn giá trị của nguyên liệu, nhiều lần bắt gặp những “món” được coi là THƯƠNG PHẨM mà bấm bụng tiếc hùn hụt… ai có được những nguyên liệu trên cố gắng gìn giữ để NGUYÊN TRẠNG hoặc có ý định chế tác thì nên lựa chọn cân nhắc thật kĩ giao phó cho những người thợ có TÂM, có TẦM, đừng DẠI GÌ mà cho ĐỤC máy (CNC) cho dù có sửa tay thì nói THẲNG đó là món đồ BỎ ĐI…

Bài sau: Kỹ nghệ ĐÁNH SÁP bảo quản hiện vật gỗ