(Sưu tầm, chỉnh lý và một số góc nhìn chưa hẳn đã thỏa mãn với cộng đồng, có dịp sẽ chia sẻ tiếp)
Quan Âm Nghìn mắt nghìn tay hay còn được gọi với tên Quan Âm thiên thủ thiên nhãn. Quyền năng nghìn tay, nghìn mắt của vị Quan âm biểu hiện qua hai trong lục căn (sáu giác quan) tay (biểu trưng cho hành động, cử chỉ) nhãn – mắt (biểu trưng cho sự xem xét, thấu suốt) với quan niệm như vậy một số nước trong đó có Việt Nam – tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay được thể hiện 11 đầu (ít hơn hoặc nhiều hơn) và nghìn tay (trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt mở) hoặc có dạng 4,6,8 tay cho đến 42 tay trong tư thế ngồi hoặc đứng trên tòa sen.
Giải thích về hiện tượng có nhiều tay nhiều học giả cho rằng, ở dạng 42 tay, ngoài hai tay chính chắp trước ngực còn 40 tay lớn ứng với 25 “hữu” (những hoàn cảnh tình cảm tồn tại trong tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) 40 tay này biểu hiện cho số 1000 nếu ta lấy cấp số nhân của nó với 25 hữu trên? Theo quan niệm của người phương Đông: Nghìn là con số ” chưa xác định, bí ẩn”, nó “hàm ẩn một ý nghĩa thiên đường, đó là trạng thái hạnh phúc bất tận” Trong quan niệm Mật tông khi đặt khái niệm về các huyệt đạo của con người cũng được ví như ” những đóa sen có 4,6,10, 12, 16, 20 và 1000 cánh – đóa Sen 1000 cánh đã tỏ Ngộ”?…
Việt Nam nằm ở địa lý khá nhạy cảm về văn hóa, tôn giáo: phía Bắc có nền văn minh Trung hoa, phía Nam liền kề với văn hóa Champa, phía Đông là biển, phía Tây trùng điệp với các ngọn núi giáp với Lào, Campuchia, văn hóa 4 hướng đều phát triển rực rỡ. Phật giáo du nhập vào Việt Nam có ảnh hưởng và tác động đến hầu hết các mặt trong đời sống xã hội, với bản tính của người Việt thích thờ cúng các đấng thần linh, trải qua nghìn năm Bắc thuộc rồi những giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất Phật giáo luôn là chỗ dựa tinh thần, với khả năng dung hòa với tín ngưỡng đa thần của người dân bản địa (các vị thần tự nhiên : mây, mưa, sấm, chớp, thờ các vị thần, vị thánh, thành hoàng làng, thổ công thổ địa, các vị anh hùng dân tộc…) Khi được Việt hóa đã hình thành nên một tín ngưỡng riêng, tuân thủ theo tín ngưỡng tâm linh của người Việt, lấy tinh thần khai phóng của Phật pháp (trí tuệ) để vươn tới sự giác ngộ, qua đó giúp cho đạo Phật có sự phát triển đa dạng với nhiều tông phái và quan niệm về hành trì khác nhau…
Hình tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay hoàn toàn phù hợp với tín ngưỡng của người Việt, tính chất hài hòa về âm dương, thiên về nữ tính và khá linh hoạt, không quá sùng đạo, không phiêu du, xa rời cuộc sống, kết hợp chặt chẽ việc đạo với đời, thậm trí tính đời còn trội hơn tính đạo, yếu tố này cộng với sự pha trộn trong tín ngưỡng thờ đa thần, quan niệm mẫu hệ cùng song hành với đạo Phật, cộng với tính thực dụng trong tư tưởng người Việt “tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ, mới là tu thân”
Việt Nam trong nhiều thế kỉ sống trong quan niệm tư tưởng bị chi phối bởi nho giáo nên vai trò người phụ nữ thường thiệt thòi và chịu nhiều đau khổ, cộng với những huyền tích về sự ra đời của hình tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay (bắt nguồn từ trung quốc từ tk 11 và khi truyền bá vào Việt Nam với tên gọi là nàng công chúa Ba) Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu liệu có vai trò ảnh hưởng trong vấn đề nêu trên không? (có điều kiện sẽ đưa thêm một số luận điểm) Nguyên nhân của sự chuyển hóa Quan âm nghìn mắt nghìn tay (nguyên thủy) là Nam thần nay chuyển hóa lựa chọn dạng hiện thân mang giới Nữ cho phù hợp với tâm tư, tình cảm phần lớn các nước Đông Á trong đó có Việt Nam. Hình tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay là một vị Bồ Tát mà đa phần dân chúng Đông Á và Đông Nam Á coi là Phật Bà có chức năng hộ mệnh, mà ở Việt Nam còn được suy tôn dưới tên gọi Quan âm Nam Hải.
Còn nữa…