Bàn về Tượng “lùn” (được đánh giá là nét đặc trưng của tạo hình điêu khắc Việt Nam)? 01/04/2018

Một số nhà nghiên cứu cho rằng lối tạo hình tượng của tiền nhân có dáng “lùn”, từ đó tạo ra nét đặc trưng của tượng tín ngưỡng của người Việt?

Ai cũng biết tỷ lệ trong nhân trắc học, trong mỹ thuật được du nhập từ phương Tây với cách tính cơ sở lấy Đầu làm chuẩn để tính ra số đo cho thiếu niên, thanh niên và người trưởng thành? Người phương Tây với chuẩn là 7,5 “đầu” người á đông với chuẩn là 7 “đầu” khi ngồi thì hơn 5 “đầu” (phương Tây) và 5 “đầu” (phương Đông).

Tượng Phật phải chăng khi du nhập từ nước ngoài về nên đã có tỷ lệ “chuẩn” từ trước? Đặc biệt theo tỷ lệ của pho tượng Adida thời Lý (tk 11) tỷ lệ (theo cách tính của phương Tây) thì pho tượng đạt chuẩn thậm trí với còn vượt trội hơn hẳn nhiều pho tượng phương Tây được tạo tác cùng thời gian?

Quay trở lại vấn đề tạo hình tượng “lùn” của người xưa, mà nhận dạng dễ nhất lại ở nhóm tượng thiên về diễn tả Thánh, Mẫu, hầu, cô cậu… tỷ lệ thường dưới 5 “đầu” thậm trí có nhiều pho tượng (niên đại tk 15, 16) cũng chỉ hơn 4 đầu một chút?
Không quá đi sâu vào tranh luận đâu là nét đặc trưng của tạo hình của người Việt? nhưng phải cảm ơn những nhà sưu tập phần lớn là giới nghệ sĩ đã ý thức việc gìn giữ những tác phẩm đặc trưng trên nếu không thì đã mất hoặc lưu lại trời Tây để hôm nay khi cần đối chiếu ít nhiều cũng còn có cơ sở để phân tích?

Phù điêu Nhị vị hộ pháp trên có niên đại được xác định thời Mạc là điển hình đặc trưng cho lối tạo hình tượng “lùn”, ad cùng cộng sự mân mê gần 1 năm, chuyển thể từ phù điêu sang tượng tròn, 1 phần vì bộ tượng có quá nhiều chi tiết (2 pho tượng đối lập nhau về trạng thái và các chi tiết không giống nhau…) phần còn lại phải ứng xử thế nào phía lưng của bộ tượng cho hài hoà, nhị vị hộ pháp cưỡi linh thú mà ở đây là đôi KHUYỂN NGHÊ và theo Ad được xếp vào dạng độc đáo và đặc biệt nhất (ông Ác thì Nghê nhe răng, ngược lại ông Thiện – Nghê lại cười…) tượng người đã “lùn”, hình tượng khuyển Nghê cũng “lùn”, khi đã chủ động biến đổi tạo hình, Ad cũng tự đưa ra những chi tiết mới, đương nhiên vẫn phải ăn nhập với tổng thể. Càng làm, càng ngắm mới thấy cái tài của người xưa bởi tỷ lệ của bộ tượng này chỉ hơn 4 “đầu” một chút, nhưng cực hài hòa và theo đánh giá của các nhà nghiên cứu đây là nét đặc trưng tạo ra một lối tạo hình RẤT VIỆT.

Vấn đề là làm thế nào để tìm được những tác phẩm có cùng niên đại như trên để triển khai lúc đó may ra mới có góc nhìn tổng thể về một nền nghệ thuật được coi là đặc trưng của người Việt.

P/S: Ad cũng cho rằng tượng “lùn” chưa hẳn là nét đặc trưng của lối tạo hình của người Việt xưa, bởi qua nhiều hiện vật còn lại chúng ta vẫn thấy tỷ lệ của nhiều tác phẩm điêu khắc có những tiêu chí gần với tiêu chí của phương Tây, nhưng nếu xếp lối tạo hình tượng “lùn” vào kho tàng tạo hình của Việt Nam thì càng thể hiện tư duy thẩm mỹ của những nghệ nhân xưa đã tạo ra tính đa chiều, đa dạng góp phần làm phong phú thêm nền nghệ thuật xứ Việt.

#HoiQuanDiSan