Sau một thời gian thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã hồi hương, được chuyển giao cho Bảo tàng Nam Hồng (TP Từ Sơn, Bắc Ninh) thực hiện việc lưu giữ, trưng bày và phối hợp với Bảo tàng lịch sử Quốc gia bảo vệ.
Hình ảnh ấn vàng Hoàng đế chi bảo:
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được bày trong tủ kính, đặt trên kệ gỗ là đồ thời Nguyễn trong Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (Bắc Ninh). Phòng trưng bày ấn luôn được bố trí bảo vệ, túc trực ngày đêm.
Ông Nguyễn Thế Hồng, đã chi 6,1 triệu Euro (hơn 153 tỷ đồng) mua ấn vàng của vua Minh Mạng từ nhà đấu giá Pháp, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam.
Ấn vàng cao 10,4cm, nặng 10,78kg, mặt hình vuông, kích thước 13,8 x 13,7cm.
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được chạm khắc tinh xảo.
Bảo vật được trưng bày bên cạnh chân dung vua Minh Mạng và tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là tên gọi con dấu vàng quý hiếm Kim bảo tỷ của Hoàng đế Minh Mạng (1791-1841).
Sau 72 năm lưu lạc, ấn vàng được hồi hương vào đúng dịp 200 năm ấn được đúc (15-3-1823).
“Hoàng đế chi bảo” là chiếc ấn có giá trị vượt trội, không chỉ bởi kích thước, chất liệu, tính thẩm mĩ mà còn có ý nghĩa lịch sử.
Ngày 30-8-1945, khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại đã chọn chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định (1916 – 1925) để bàn giao cho chính quyền cách mạng.
Bảo vật bày trong tủ kính được làm riêng, đặt trên kệ gỗ là đồ thời Nguyễn, do ông Hồng mua lại từ một nhà sưu tập.
“Ấn vàng được trưng bày tại tầng 5 của bảo tàng tư nhân Hoàng gia Nam Hồng, muốn lên phải di chuyển bằng thang máy, có camera và 4-5 bảo vệ túc trực suốt ngày đêm”, ông Trần Trọng Hà – Giám đốc phụ trách chuyên môn ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng cho biết
Tại bảo tàng có nhiều cổ vật quý của triều Nguyễn như cặp bát vàng của vua Khải Định, bộ bình vôi ăn trầu bằng vàng của vua, tranh thêu hình long lân thời Khải Định, tranh thêu lân bằng chỉ ngũ sắc hay tranh Long sinh cửu tử thời Bảo Đại.
Theo báo Tin tức