Hình tượng Quán Thế Âm trong tín ngưỡng người Việt 05/08/2023

Báu vật nổi tiếng nhất ở động Hương Tích – quần thể danh thắng Hương Sơn (Mỹ Đức – Hà Nội), được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa khảo cổ đề cập đến nhất chính là pho tượng Quán Thế Âm bằng chất liệu đá xanh. Tượng do võ quan Nguyễn Huy Nhật cho tạc vào thời Tây Sơn, năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1793) để tiến cúng.

Tượng có dáng người thon, mặt trái xoan “kim diện mãn nguyệt”, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Tỳ-lư, sau lưng có hai lọn tóc buông xuống, y áo được tạo hình mềm mại sống động. Điểm đặc sắc của pho tượng này là phần mão (mũ) được tạo tác cầu kỳ, nhất là ở phần búi tóc với nét đặc trưng không tìm thấy ở bất cứ pho tượng nào khác. Tượng ngồi trên một bệ đá ma nhai. Chân trái đặt lên đóa sen nở, chân phải co lên, dáng ngồi ung dung tự tại. Tay phải tượng Phật Bà cầm viên ngọc Như ý. Chi tiết hoa sen, lá sen được điêu khắc mềm mại, như có gió lay động. Theo giới mỹ thuật nhận định, pho tượng này đẹp về phong cách tạo tác, đậm nét Phật giáo, linh thiêng nhất trong số các pho tượng tại các thạch động cổ Việt Nam.

Đi cùng pho Tượng là cặp chân đèn đá với hình tượng “Trúc hóa Long”, thể hiện sự đăng đối nhưng không lặp lại. Hai chân đèn “Trúc hóa Long” được nghệ nhân xưa tinh tế thể hiện sự tiến hóa của cây Trúc, phía dưới nhìn rõ hình ảnh của đầu Rồng, phần đuôi vuốt ngược lên trên vị trí đặt nến (hoặc đèn dầu lạc) là phần rễ xòe ra tạo thành hình ảnh đầu rồng cách điệu với chồi búp măng non.

Năm 2018, Circlegroup được trực tiếp tiếp cận và tìm hiểu nhiều thông tin quý giá về pho tượng tại động Hương Tích. Trải qua một quá trình dài từ nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung các chi tiết bị biến dạng (thất lạc) do thời gian, phiên bản Tượng Quan âm tọa sơn 28cm với nhiều chất liệu sẽ được ra mắt trong dịp kỉ niệm 10 năm thành lập Hội Quán Di Sản (một thành viên trực thuộc Circlegroup).Vật phẩm được phát hành với sứ mệnh “Tôn vinh bản sắc Việt – tự hào truyền thống Việt“, đưa di sản của tiền nhân vào đời sống góp phần quảng bá, phát huy những giá trị của tiền nhân, thỏa nguyện nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tín ngưỡng của đông đảo người Việt, khi nhiều năm qua phải sử dụng các sản phẩm nhập khẩu từ một số nước đồng văn.

Hình Mẫu Quan (quán) Thế Âm Bồ Tát có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt. Phật “hoá” có tính bản địa đã được người xưa tạo dựng thật tài tình.
Hình tướng Quan (quán) Thế Âm Bồ Tát hướng “nữ thần” khi lồng ghép “Mẫu” trong quan niệm Mẫu hệ ( bản địa) tục thờ Tứ pháp, thờ Tứ phủ…đã tạo ra nét đặc trưng trong nghệ thuật tạo tác tượng phật của người Việt.
Quan âm toạ sơn (theo nguyên mẫu Hương Tích) Quan Âm tống tử (đề xuất mới) và tiếp theo là hình tướng Mục Kiều Liên bồ tát sẽ được triển khai trong thời gian tới để “Đưa di sản TỚI đương đại”
“Bản sắc” là một phạm trù rất rộng và dài, trong khả năng của những người thực hiện từ Circlegroup – Bản sắc được rút gọn: Bản sắc là “lột tả được tinh thần Việt” và ứng dụng vào đời sống đương đại thông qua những dự án cụ thể.