Song ấn quyền lực nhất Triều Nguyễn 23/03/2024

Nhà Nguyễn để lại hơn 100 quốc ấn bằng vàng, bạc và ngọc, đều là những hiện vật có giá trị lịch sử văn hoá đặc biệt. Trong số đó, ấn Hoàng Đế Chi Bảo và Quốc Gia Tín Bảo là hai BẢO VẬT được coi là song ấn quyền lực nhất triều Nguyễn.

Ấn “Quốc Gia Tín Bảo” được đúc vào năm Gia Long thứ nhất (1802) khởi đầu cho triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam, ấn được dùng đóng trên các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và một số văn kiện hành chính quan trọng vào giai đoạn Vua Gia Long trị vì (1802-1819).

Ấn “Hoàng Đế Chi Bảo” được đúc vào năm Minh Mạng thứ 4 (1823) là kim ấn quan trọng nhất được dùng trong những dịp hãn hữu của Quốc gia: “gặp Khánh tiết gia ân, các việc long trọng như cáo dụ thân huân, tuần xem địa phương cùng là ban sắc thư cho ngoại quốc, thì đóng ấn Hoàng Đế Chi Bảo”.

Quốc Gia Tín Bảo và Hoàng Đế Chi Bảo có thể coi là hai trong số những chiếc ấn có giá trị nhất triều Nguyễn, không chỉ bởi tầm quan trọng, tính biểu trưng của vương quyền tối cao, mà còn bởi đó chính là những vật chứng lịch sử cho nhiều văn kiện, sự kiện trọng đại của Đại Nam lúc bấy giờ.

Phiên bản Quốc Gia Tín BảoHoàng Đế Chi Bảo được tư vấn từ các chuyên gia uy tín, đội ngũ chuyên môn thuộc Circle Group thực hiện với nhiều chất liệu cùng với bộ phụ kiện đầy đủ đi kèm (tiêu chuẩn trưng bày bảo tàng), Kim ấn đa dạng trong kích thước, phong phú về chất liệu sẽ chính thức phát hành với sứ mệnh “ “TÔN VINH BẢN SẮC VIỆT – TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG VIỆT”

Phát hành phiên bản Quốc Gia Tín Bảo và Hoàng Đế Chi Bảo là hoạt động nằm trong sứ mệnh “Đưa di sản tới đương đại” để lan toả các giá trị văn hoá Việt Nam đến với cộng đồng trong nước và quốc tế.

Sở hữu hai phiên bản ấn: Hoàng Đế Chi Bảo và Quốc Gia Tín Bảo được coi là cặp song ấn quyền lực nhất triều Nguyễn, không chỉ thể hiện sự tinh tế và đẳng cấp dành cho người sở hữu mà qua đó nhắc nhớ vị thế của một Đại Nam hùng cường và thịnh vượng “…bờ cõi ngày càng rộng, một dải phía Đông đến tận biển Nam, vòng qua biển Tây, phàm là người có tóc có răng đều thuộc vào trong bản bản đồ, bờ biển rừng sâu khắp nơi đều theo về cả. Trước gọi là Việt Nam, nay gọi là Đại Nam thì càng tỏ nghĩa lớn…” (Vua Minh Mạng giải thích việc đặt tên quốc hiệu – Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục Chính biên đệ nhị kỷ, quyển 190)