“Tôi thường được nghe thầy tôi dạy, ban thờ thuần chỉ hiểu là thờ người chết.không đơn Vì, chết, ông cha chúng ta quan niệm, là trở về nguồn cội. Nên, từ lúc một người nhắm mắt, cho đến hai năm ba tháng sau, là cả một hành trình – người đó – nhập vào nguồn cội, hòa vào tổ tiên.
Từ đó, trong gia đình Việt, khi có một người mất, bát hương thờ người vừa mất đó, phải đợi đến sau hai năm ba tháng, mới được nhập chung vào bát hương chính trên ban thờ tổ tiên. Khi đó, người vừa mất đó, linh hồn hoàn toàn nhập vào thực thể nguồn cội.
Nên, người Việt quan niệm, chết là trở về. Cha ông chúng ta đã quan trọng ngày mất, ngày húy nhật, hơn ngày sinh nhật là vì vậy. Một dân tộc trọng ngày giỗ.
Sinh ra là để phục vụ, là tiếp nối tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của tiền nhân. Người Việt sợ nhất là không xứng đáng khi trở về với tổ tiên, với nguồn cội.
Trong dòng chảy của sinh mệnh dân tộc, cao quý và thiêng liêng nhất là khi ta trở về, gặp gỡ, hòa chung vào cội nguồn huyết thống, vào vạn cổ anh linh, vào hồn thiêng sông núi, ta không hổ thẹn.
Trước Ban Thờ Tổ Tiên, mỗi ngày hai lần ta thắp hương, là thắp lên lòng thương kính của mình trước nguồn cội tổ tiên, ta sợ nhất lòng không trong sáng, không xứng đáng với tổ tiên.
Ban Thờ Việt, hiện hữu bất cứ nơi đâu, khi ở đó, có Gia Đình Việt. Hiện hữu như vậy, để làm biểu tượng cho con cháu quy ngưỡng, tự hào, và có trách nhiệm bồi đắp vào gia tài cội nguồn dân tộc mình.
Đối trước ban thờ tổ tiên là đối diện trước gióng nòi. Biểu tượng ấy (ban thờ tổ tiên) thiêng liêng là vì vậy. Từ đó, người Việt làm gì cũng có nhu yếu muốn báo cáo, muốn thưa trình lên tổ tiên, muốn thừa hưởng sự chứng giám của tổ tiên.”
Thích Tâm Hiệp