Tranh Tết, nói theo nghĩa chữ, là tranh trang trí dùng trong dịp Tết. Thời xưa, mỗi khi Tết đến, một năm mới sắp đến, mọi nhà đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ, người ta dán tranh Tết mới toanh vào phòng khách, phòng ngủ, dán trên cửa, bên cửa sổ, dán trên khám thờ ông Táo, trong sân… nhằm tạo không khí năm mới vui vẻ phấn khởi, lại qua đó cầu trời đất phù hộ ban cho phúc lộc, tiêu trừ mọi tai họa bất hạnh.
Sách cổ chép rằng vào thời xa xưa có hai anh em tên Thần Đồ, Uất Lũy chuyên môn giám sát bọn ma quỷ, phát hiện có quỷ gây hại bèn trói lại đem cho hổ ăn thịt. Thế là Hoàng Đế vẽ tranh Thần Đồ, Uất Lũy vào trước cửa nhà để phòng trừ ma quỷ. Câu chuyện thần thoại này là cái cớ sinh ra tranh “thần giữ cửa” sau này. Nghe nói hoàng đế đời Đường lệnh cho Ngô Đạo Tự vẽ tranh Chung Quỳ, rồi khắc bản in ra thưởng cho đại thần dán cửa tránh ma quỷ. Thời Tống xuất hiện kỹ thuật khắc bản, cung cấp điều kiện kỹ thuật chế tác tranh Tết khắc gỗ, thúc đẩy tranh Tết không ngừng phát triển. Cùng với sự lưu truyền rộng rãi của tranh Tết, nội dung và công dụng của nó không ngừng phong phú. Đến đời Thanh, tranh Tết phát triển đến đỉnh cao. Từ ban đầu làm bùa trừ tà đuổi quỷ, dần dần tăng thêm loại đề tài cát tường như ý, đông con trường thọ, em bé… qua đó cũng có chức năng biểu đạt ý nguyện tốt đẹp, và làm đẹp thêm môi trường sống trong năm mới. Đồng thời tranh Tết cũng biểu đạt nội dung cuộc sống hiện thực của bản thân người nông dân và những truyền thuyết, câu chuyện dân gian, làm cho tranh Tết có cuộc sống văn hóa phong phú, có tác dụng truyền bá kiến thức.
Tranh Tết dân gian cơ bản là nghệ thuật của bản thân người nông dân. Hình tượng trong tranh chất phác, tự nhiên, đơn thuần súc tích, nói thẳng những nguyện vọng chủ quan chân chất của nông dân. Nhiều bức tranh Tết có tính tình tiết, có tính trang trí, thú vị, màu sắc tươi sáng mạnh mẽ. Phương pháp biểu hiện đó vừa phù hợp với thói quen thưởng thức và thú thẩm mỹ của đông đảo nông dân, thị dân, cũng tiện cho việc chế tác: Khắc gỗ, in ấn. Tranh Tết dân gian trước tiên vẽ bản gốc, rồi lại khắc trên bản gỗ, in ra mà thành, hoặc in ra đường nét chung, rồi dùng bút tô màu. Trước khi xuất hiện kỹ thuật in ấn hiện đại, thì đó là phương pháp duy nhất sản xuất tranh với số lượng lớn.
Đề tài tranh Tết khắc gỗ rất đa dạng, cũng rất cầu kỳ. Tranh thần cửa dán ngay trên cổng vào sân, tùy theo loại thần cửa, mà chia ra loại dán ở cổng lớn, cổng hai, cổng sau, cổng khuê phòng. Thần tượng có thần vua bếp, thần trời đất, thần tài, thần cửa kho, thậm chí còn có thần xe ngựa dán ở chuồng trâu ngựa. “Trung đường” dán ở phòng khách, “nguyệt quang” dán bên cửa sổ, giấy vuông dán trên rương hòm hoặc đồ cân đo, mỗi loại có quy cách riêng. Tóm lại, khi Tết đến, trong nhà ngoài sân, các ngóc ngách đều dán xanh đỏ, vừa dùng biểu đạt tâm nguyện của chủ nhân, lại làm nổi lên không khí ngày Tết.
Theo sự tiến triển của thời đại, trong các tranh Tết cũ, một số quan niệm mê tín lạc hậu bị đào thải dần, tranh Tết chỉ còn là giữ lại một số hình thức nghệ thuật rất thông tục và phổ cập. Từ giữa thế kỷ đến nay, trên các giai đoạn lịch sử khác nhau, các họa sĩ vẽ tranh Tết đã sáng tạo hình thức tranh Tết mới, nhằm biểu hiện cuộc sống hiện thực. Đến thập niên 50, 60 tranh Tết mới vẫn phát triển thịnh vượng. Nó được dùng kỹ thuật in ấn mới, số bản in và lượng phát hành rất lớn. Có thể nói, cho đến ngày nay, chưa có một loại tranh nào có số lượng xuất bản nhiều bằng tranh Tết. Tranh Tết có số lượng người xem đông nhất trên thế giới.
Dưới đây là một số tranh tết dân gian TQ xuất phát từ Yangliuqing, một thị trấn ngoại ô nhỏ của Tianjin, nơi có những bản khắc gổ cổ xưa nhất để in tranh tết – Những bản khắc gổ đầu tiên có niên đại 1573 – 1620 – và Thị trấn Yangjiabu, shangxi – TQ.
Click trên hình để phóng lớn: