Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Hổ gắn liền với tục thờ Mẫu, được thờ như biểu tượng của con vật dũng mãnh, uy linh tượng trưng cho sức mạnh có khả năng trấn giữ cửa ải các phương. Ở một số nơi, bùa ông hổ còn được dán ngay trước cửa ra vào nhà để trừ tà.
Vị chúa tể rừng xanh ấy hiện diện rất sớm trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam từ thời văn hóa Đông Sơn. Tượng Hổ được đúc trên mặt trống đồng tìm thấy ở di chỉ Lãng Ngâm (Gia Bình – Bắc Ninh). Trong 3 dao găm mà khảo cổ học khai quật ở làng Vạc (Thanh Hóa) thì có 2 trường hợp tạo hình Hổ. Dao găm dài 22,2cm có cặp Rắn đỡ Hổ và dao găm dài 27,5 cm có cặp Hổ đỡ Voi được tạc trên cán đồ vật tùy thân của người xưa. Nghệ thuật điêu khắc trang trí ở đây vừa mang tính tả thực vừa khái quát thực tế nguyên thủy hoang dã chứa những sức mạnh bí ẩn.
Với tín ngưỡng cổ sơ, tượng ngũ Hổ được đặt thờ ở một số phủ thờ, đền miếu tượng trưng cho Âm-Dương, Ngũ hành là những những quy luật vận động và thành tố vật chất của Vũ trụ.
Thời Lý-Trần (thế kỷ XI-XIV) và thời Lê sơ (thế kỷ XV) tượng Hổ gắn liền với những thần tích, huyền tích của một số nhân vật đặc biệt trong lịch sử. Pho tượng Thiền sư Vạn Hạnh (vị cố vấn chính trị của hai triều Tiền Lê và Lý) thờ ở chùa Tiêu (Tương Giang, Từ Sơn-Bắc Ninh) được đúc bằng đồng trong tư thế ngài cưỡi Hổ xanh. Dân gian truyền tụng rằng: đương thời dư luận đồn đại vua Lý Công Uẩn là con đẻ của Thiền sư Vạn Hạnh. Nghe vậy, Thiền sư mới lên chùa chỉ tay vào con Hổ (đắp đất) ở trước cổng chùa mà thề: nếu kẻ tu hành này có tà tâm và luyến ái trần tục thì con Hổ đất kia mãi mãi là Hổ đất. Nhược bằng không phải như thế thì con Hổ đất sẽ hóa thành Hổ thật. Lời cầu ứng nghiệm, Hổ đất bỗng gầm lên biến thành Hổ xanh để cho Thiền sư Vạn Hạnh cưỡi. Bóc tước những lớp vỏ bọc huyền hoặc thần bí có thể giải mã hình tượng Hổ xanh thể hiện khung cảnh thiên nhiên, ngoại cảnh ngoại vật của đời sống lúc bấy giờ (vùng Từ Sơn nhất là khu vực chùa Tiêu vốn là rừng rậm, đầm lầy có thú dữ) và hành động cưỡi Hổ tượng trưng cho công quả tu hành của bậc cao tăng trí giả biết chế ngự tâm ý vô thường, bất ổn trong quá trình Thiền định. (St)
Uy nỗ Đại Pháp
Tạo hình Hổ Đại Pháp tuân thủ những đặc điểm đặc trưng của loài chúa sơn lâm, kết hợp với quan niệm thẩm mĩ của người Việt, đội ngũ Circlegroup triển khai và thực hiện sẽ ra mắt trong năm 2022 Nhâm Dần để cùng cộng đồng góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị của tiền nhân.
“Đại Pháp” – Vật phẩm tín ngưỡng muốn phản ánh những thông điệp huyền bí của truyền thuyết Âm Dương và sự vận động theo chu kì của Ngũ Hành. Nhằm đem lại sự vẹn toàn cho cuộc sống.
Hổ Đại Pháp được thiết kế theo phong cách tạo hình truyền thống Việt Nam, mang lại vẻ hiền hòa, thân thiện nhưng vẫn toát ra sự tinh nhanh, cẩn trọng. Với đặc điểm này, Hổ đại pháp vô cùng phù hợp để đặt trên bàn làm việc hay những không gian trang trí để vừa mang lại vẻ đẹp, lại vừa có khả năng xua đuổi các năng lượng xấu.
Vật phẩm Điêu khắc sử dụng cho Trang trí: Bàn làm việc, Bàn trà, Taplo xe ô tô,…