Hội Quán di sản sẽ đem đến cho công chúng Huế và các khách thăm quan Huế cũng như các đơn vị tham gia sự kiện: 𝗩𝗜𝗘𝗧𝗡𝗔𝗠 𝗦𝗨𝗠𝗠𝗘𝗥 𝗙𝗔𝗜𝗥 𝟮𝟬𝟮𝟮 – HỪNG ĐÔNG KHAI HỘI những vật phẩm đúng TINH THẦN BẢN SẮC HUẾ.
Bánh đậu xanh Rồng Vàng
Sau khi về nước, ngày 14/11/1932, Hoàng đế Bảo Đại đã tổ chức chuyến tuần du ra Bắc miền Trung lần thứ nhất. Cùng đi với nhà vua có Khâm sứ Trung Kỳ Châtel, Viện trưởng viện cơ mật Nguyễn Hữu Bài, Hoàng thân Vĩnh Cẩn và đoàn tùy tùng. Vua có dừng chân tại Hải Dương và thưởng thức bánh Đậu xanh nơi đây được người dân kính dâng, Vua hết lời khen ngợi và đặt tên là Rồng Vàng – và tên gọi đó đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của bánh Đậu xanh Hải Dương.
Chuyến công du đến Mỹ của thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ từ ngày 11/5 đến ngày 17/5 vừa qua đã lựa chọn đặc sản nổi tiếng từng được Hoàng đế Bảo Đại khen ngợi để làm vật phẩm phục vụ đối ngoại và quảng bá di sản ẩm thực Việt Nam.
” Đưa di sản tới Đương đại” Hình tượng Rồng thời Nguyễn đã được đội ngũ thiết kế của HQDS chuyển thể đưa vào khai thác trên bộ vật phẩm đặc biệt phục vụ chuyến đi công tác của thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ được giới thiệu trong lễ hội được tổ chức tại cố đô Huế – kinh đô của vương triều Nguyễn trong 𝗩𝗜𝗘𝗧𝗡𝗔𝗠 𝗦𝗨𝗠𝗠𝗘𝗥 𝗙𝗔𝗜𝗥 𝟮𝟬𝟮𝟮 – HỪNG ĐÔNG KHAI HỘI.
Dòng tranh Hàng Trống
Đến với cố đô Huế, bám sát chủ đề HỪNG ĐÔNG KHAI HỘI – HỘI QUÁN DI SẢN xây dựng một bộ nhận diện lấy gam màu đặc trưng của dòng tranh Hàng Trống (ngũ sắc) sắc màu của cờ HỘI, đồng thời là Màu sắc ở đây cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo – được đề cao ở thời Nguyễn. Với những gam màu nóng chủ đạo rực rỡ, biểu hiện cho uy quyền, vinh hiển kết hợp với gam màu lạnh nhằm biểu hiện nữ tính, thanh nhã, kín đáo, của người phụ nữ Huế, đủ để người xem cảm nhận được sự hữu hạn của mình trong cái vô hạn, bí ẩn của vũ trụ. Ngoài ra, sự ảnh hưởng này còn được thể hiện vào mỹ thuật dân gian khi tranh dân gian làng Sình nổi tiếng tại Huế cũng có những gam màu rực rỡ nhằm đem lại một cảm xúc thăng hoa BỪNG SÁNG trong sự kiện thú vị này.
Những vật phẩm được nghiên cứu từ nguyên gốc, được điều chỉnh để phù hợp với đời sống đương đại và qua đó làm nền tảng cho những đề xuất tạo ra các vật phẩm phái sinh mang diện mạo mới, đa dạng trong chất liệu, phong phú trong biểu hiện, nội dung truyền tải đầy ý nghĩa sẽ tiếp nối dòng chảy bảo tồn và phát huy di sản Việt.
Các bạn nhớ đến không gian số 18 của Hội Quán (ngày 28-29/5) tại Viện nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế số 53 Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, thành phố Huế để tham quan các vật phẩm văn hoá cùng Hội Quán Di Sản nhé!